Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến lặng thầm và những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tiểu đường làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, người bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng điển hình như uống nhiều nước, khát nước, tiểu nhiều, đói nhiều, lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và nam giới nhiều hơn nữ giới. Nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kết hợp với thăm khám định kỳ là điều vô cùng quan trọng.
Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường gặp dưới 2 dạng chính : tiểu đường typ1 và tiểu đường typ 2. Dạng tuýp 1 thường có xu hướng phát triển nhanh chóng, chỉ trong vòng 2 tuần và mức độ nghiêm trọng hơn trông thấy.
Còn ở tuýp 2, các triệu chứng bệnh tiểu đường hầu như rất nhẹ và ít nên hầu như người bệnh đều bỏ qua và không biết mình mang bệnh.
Các dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường là người bệnh luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm cân, bộ phận sinh dục bị ngứa hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 các triệu chứng có thể gặp nhiều hơn tiểu đường tuýp 1 là chuột rút, táo bón, mắt ngày càng mừ, da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần.
Người bệnh cũng nên hiểu rằng, không phải dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường cũng xuất hiện cùng lúc, do đó, hãy cảnh giác nếu bạn có bất kỳ một dấu hiệu nào ở trên. Có thể xét nghiệm đường huyết tại nhà bằng các thiết bị đo đường huyết an toàn để theo dõi lượng đường huyết trước khi ăn, sau khi ăn của mình có nguy cơ bị bệnh không. Xem thêm về mức đo đường huyết tại : Mức đường huyết bình thường
Trên thực tế cũng cso nhiều trường hợp nhầm lẫn bệnh tiểu đường với bệnh lý có triệu chứng tương tự. Cách tốt nhất để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu định kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường chủ yếu do thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 do hàm lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nh cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây bệnh tiểu đường.
Các biện pháp chữa bệnh tiểu đường
Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:
Điều trị bằng chế độ ăn uống
Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:
- Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
- Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
- Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
- Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.
- Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
- Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
- Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.
- Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Điều trị bằng chế độ vận động
Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.
Khi đã xuất hiện biến chứng, biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.
Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.
Điều trị bằng thảo dược
Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài … Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.
Điều trị tiểu đường bằng thuốc
Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?
Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phòng ngừa nguy cơ tiểu đường
Bệnh tiểu đường thực sự nguy hiểm vì khó phát hiện, vì vậy hãy chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn:
Giảm cân tránh béo phì. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, bệnh tiểu đường sẽ phát triển chậm để dễ điều trị hơn nếu bệnh nhân giảm được 5-7% trọng lượng của cơ thể. Giảm cân và hoạt động thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể có khả năng sản xuất insulin cao hơn – nguyên nhân chính để không mắc bệnh tiểu đường.gười giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể.
Có chế độ ăn uống phù hợp, chọn thực phẩm ít chất béo, đường và natri, thức uốc nên chọn những đồ uống ít calorie. Bạn hãy thay thế các thực phẩm làm từ gạo trắng bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt, nếu điều kiện không cho phép, hãy cố gắng ăn ít các chất trên.
Bỏ thuốc lá và chất kích thích tạo cuộc sống lành mạnh phòng ngừa nguy cơ tiểu đường.
Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên. Bệnh nhân tiểu đường typ 2 thường bị cao huyết áp và lượng cholesterol cao. Vậy nên người bệnh nên duy trì huyết áp ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa các bệnh đi kèm bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh tiểu đường và cả các bệnh khác, điều trị bệnh tiểu đường sớm bao giờ cũng tốt và dễ hơn.