THIẾT BỊ Y TẾ BỆNH VIỆN | VẬT TƯ, THIẾT BỊ PHÒNG KHÁM
Bản in
Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ
Tin đăng ngày: 27/4/2019 - Xem: 5449
 
Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ
Giá bán: Liên hệ
Tình trạng: Còn hàng
Nhà phân phối: Thiết bị Y tế Lan Quán
Hotline: 0912882868 - 0946607006

 

CHI TIẾT SẢN PHẨM

hoang le sai gon

- Phần nắp: gồm 2 mặt
• Mặt 1: Gồm có logo, tên hộp thuốc và sơ đồ chẩn đoán.
• Mặt 2: Có sơ đồ chẩn đoán nằm đối xứng với mặt.
- Phần thân hộp chia làm 1 ngăn lớn bên trái và 5 ngăn nhỏ bên phải:

5 ngăn nhỏ bên phải mỗi ngăn rộng 3cm x dài 17cm dùng để chứa lần lượt từ phải qua:

Dây Garo 2 cái + Alcoolpad – kim tiêm 2 cái – Bơm tiêm 10ml: 2 cái

– Bơm tiêm 5ml: 2 cái – Bơm tiêm 1ml: 2 cái
- Ngăn lớn phía trái thân hộp rộng 9cm x dài 17 cm được chia làm nhiều ngăn nhỏ chứa:

hàng đầu tiên Adrenalin 1mg/1ml: 5 ống

– hàng thứ 2 chứa Diphenhydramin HCL 10mg: 5 ống

– hàng thứ 3 chứa: nước cất 5ml: 6 ống và Methylprednisolone 40mg: 2 lọ
- Phần đáy hộp có khe nhỏ dùng để chứa phác đồ điều trị và hộp được đựng trong hộp giấy màu trắng

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ CỦA BỘ Y TẾ

Sốc phản vệ là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân,

ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sau đây là phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế mới nhất hiện nay đang lưu hành.

I.Triệu Chứng của sốc phản vệ :

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
– Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay,phù Quincke.
– Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
– Khó thở (kiểu hen,thanh quản), nghẹt thở.
– Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
– Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
– Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

II .Xử Trí sốc phản vệ thế nào:

A.Xử trí ngay tại chỗ:

  1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
  2.  Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
  3.  Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
    *Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
    +1/2-> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg

 hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao,

theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe dọạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10)

qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Xử trí suy hô hấp:

* Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
* Bóp bóng Ambu có oxy.
* Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
*Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em.

Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

  1. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch:

Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp

(khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).

3.Các thuốc khác :

* Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
* Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
* Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
* Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

  1. Điều trị phối hợp:

* Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
* Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Chú ý:

* Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
* Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.
* Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương,

albumin (hoặc máu nếu mất máu)

hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
* Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ CẦN CÓ:

( Kèm theo thông tư số 08/199- TT – BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999)

Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng : 07 khoản )
1. Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
2. Nước cất 10 mL 2 ống
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần):
10mL 2 cái
1mL 2 cái
4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống).
5. Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây garo.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế

 

<< Vật tư, thiết bị phòng khám >>
 
 
 
 
 
 
 
 
 
BẢN ĐỒ GOOGLE MAP
 
THÔNG TIN HỮU ÍCH
 
VIDEO CLIPS
Loading the player...
THÔNG TIN HỮU ÍCH
SẢN PHẨM NHÁI - HÀNG GIẢ NHÃN HIỆU ALPK2
Bệnh tiểu đường và phương pháp chữa trị
Trả lại hàng - Đổi hàng
Phương thức thanh toán
Phương thức giao hàng
Hướng dẫn mua hàng
Giới thiệu Thiết bị Y tế Lan Quán
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

văn phòng - 02383571888

Hotline - 0912882868
Hôm nay: 5 | Tất cả: 981,412
 

Thiết bị Y tế Lan Quán
Địa chỉ 1: Số 143 Nguyễn Phong Sắc, TP Vinh, Nghệ An
Địa chỉ 2: Lô 20 Nhà liền kề Vinaconex 9 - Nghi Phú - TP Vinh

Địa chỉ 3: 140 Nguyễn Phong Sắc, TP Vinh, Nghệ an
Điện thoại: 02383571888 - 02383532532 - 02383571898
Hotline: 0912882868 - 0946607006
Email: [email protected] - Website: http://thietbiytelanquan.com
Facebook chat