Diện chẩn là một phương pháp đa dạng với nhiều hình thức chẩn đoán và trị liệu với nhiều loại dụng cụ chẩn trị chuyên biệt nhất (hơn 100 món) nếu so với các phương pháp tương tự trong lĩnh vực phản xạ học, bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu trên thế giới. Với bộ dụng cụ này, người bình thường hay bệnh nhân đều có thể trở thành người chữa trị cho chính mình và cho người khác, sau một thời gian học rất ngắn, theo đúng chủ trương của tác giả là « Biến bệnh nhân thành thầy thuốc » Bộ dụng cụ này là một công cụ đắc lực giúp cho việc điều trị một cách hiệu quả, an toàn, ít /không tốn kém với hầu hết các bệnh thông thường và một số bệnh khó, hiểm nghèo.
Các dụng cụ này do chính thầy Bùi Quốc Châu và lương y Bùi Minh Tâm sáng chế và thiết kế bằng những chất liệu cao cấp như Inox, đồng, sừng, gỗ quý và nhựa cao cấp đạt tính mỹ thuật cũng như sự bền bĩ. Các dụng cụ chia làm các nhóm có hình dạng riêng với những cách tác động khác nhau: Các thanh Inox dùng để ấn và day, các bàn cào có hình như cây cào hay bàn chải dùng để cào, chải.Các cây có trục hình cầu hay hình trụ dùng để lăn, cây búa có 2 đầu bằng cao su và inox dùng để gõ. Các miếng nhựa và sừng dùng để cạo gió .v.v.
Đặc biệt hơn nữa, đây là bộ dụng cụ duy nhất có sự phân biệt hai tính chất Âm và Dương trong chất liệu và qua cách sử dụng để nhằm đạt kết quả tối ưu khi điều trị, phù hợp với thể trạng nóng (Dương) hay lạnh (Âm) của người dùng. Các dụng cụ có kết cấu bằng sừng hay nhựa cao cấp (quả cầu gai, lăn hình trụ... ) mang tính Dương (Nhiệt, nóng) phù hợp với người có thể tạng Âm (Hàn, mát ). Ngược lại, các dụng cụ có kết cấu bằng kim loại ( như cây lăn đồng, lăn đinh Inox...) lại có tính Âm (mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho … Vì thế khi điều trị, người sử dụng cần lưu ý đến tính chất này để việc trị liệu đạt kết quả tốt hơn.
Chữa theo tính năng đặc hiệu của từng loại dụng cụ vốn là 1 trong 12 cách chữa theo Diện chẩn – điều khiển liệu pháp. Các dụng cụ của Diện Chẩn được thiết kế đặc biệt để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ì thế, khi tác động ta cần phải thường trực theo dõi kỹ lưỡng hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp thì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.
Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.
Các dụng cụ này cũng an toàn không gây tổn thương (chảy máu/ trầy da…) dễ sử dụng, hình dáng thanh nhã, giá thành vừa phải đã góp phần tích cực vào việc tự phòng và trị bệnh cho mọi người.
|